Gỗ lim là dòng gỗ được nhắc đến rất nhiều trong là loại gỗ cứng, thân cây thẳng đứng. Do tính chất cứng nên khẳng định nó được xếp vào hàng gỗ hiếm. Chất gỗ lim cũng được nhiều người ưa tích dùng trong thiết kế những nội thất quan trọng trong nhà. Bài viết này sẽ tìm hiểu về đặc điểm gỗ lim và ứng dụng thực tế của nó trong vật liệu nội thất gỗ Lim.
Vật liệu nội thất gỗ lim là gì?
Gỗ lim là dạng vật liệu gỗ chó độ cứng chắc nhất trong các loại gỗ được dùng trong sản xuất đồ nội thất. Lim thuộc họ Fabaceae, chi Erythrophleum, loài Erythrophleum fordii.
Nội thất gỗ Lim
Về mặt sinh học:
Cây lim là cây gỗ lớn là cây gỗ lớn, cao trên 30m. Nếu cây mọc lẻ thường phân cành thấp, cành non màu xanh lục. Thân thẳng, tròn, gốc có bạnh nhỏ, vỏ màu nâu có nhiều nốt sàn mà nâu nhạt sau bong mảng hoặc vẩy lớn, lớp vỏ trong có màu nâu.
Cây gỗ lim có là kép lông chim 2 lần mọc cách. có 3-4 đôi cuống cấp 2. Hoa hình chùm kép. Qủa có hình trái thuôn. Hạt dẹt màu nâu đen, xếp lợp lên nhau, vỏ hạt cứng, dây rốn dày và to gần bằng hạt.
Tính chất: Gỗ lim là loài gỗ cứng, chắc, nặng, không bị mối mọt; có màu hơi nâu đến nâu thẫm; có khả năng chịu lực tốt. Vân gỗ dạng xoắn khá đẹp, nếu để lâu hay ngâm dưới bùn thì mặt gỗ có màu đen.
Các loại gỗ lim cơ bản
Có 2 loại gỗ lim được sử dụng phổ biến ở nước ta, đó là:
Phân loại nội thất gỗ Lim
Gỗ lim Nam Phi
Gỗ Lim Nam Phi được trồng ở Châu Phi, cây Lim có đường kính lớn khoảng 0,5 m đến 1,2m là gỗ nhóm I. Gỗ được bán sang Việt Nam với hình thức cây tròn và gỗ xẻ theo qui cách
Gỗ Lim Nam Phi có khối lượng nhẹ hơn Lim Lào từ 1,2 đến 1,5 lần nên dễ dàng cho vận chuyển và chế biến dễ dàng hơn. Đặc biệt, sản phẩm nội thất được sản xuất từ gỗ Lim có giá thành phù hợp với người tiêu dung.
Gỗ lim Lào
Lim Lào có màu sắc đỏ hơn và đậm hơn lim Nam Phi. Vân gỗ lim Lào mau hơn, làm gỗ mịn hơn vì thông thường tuổi trưởng thành để có thể khai thác gỗ lim Lào cao hơn lim Nam Phi. Màu gỗ tự nhiên, bền đẹp, có độ ổn định cao, đặc biệt có khả năng chịu lực cao, bền vững theo thời gian.
Ngoài ra, còn có thể phân biệt gỗ lim thành 2 loại đó là lim xanh, lim xẹt (vang).
Ứng dụng của vật liệu nội thất gỗ Lim trong thiết kế nội thất
Làm cửa gỗ, cầu thang, sàn gỗ
Làm cửa gỗ
Vì tính năng cứng cáp, chắc chắn, không bị cong vênh và nứt nẻ. Biến dạng do thời tiết nên gỗ Lim rất được ưa chuộng trong làm cửa, lát sàn, lát cầu thang. Đem lại giá trị sử dụng đến vài chục năm, tăng độ an toàn cho ngôi nhà. Ngoài ra, gỗ Lim thường được dùng để xây dựng nhà sàn, đền, chùa, miếu hoặc các công trình tôn giáo, công trình văn hóa, cây gỗ lớn có độ dài khi nhập về Việt Nam lên tới 15 – 20m để làm cột đình, nhà có bước gian lớn.
Vật liệu nội thất gỗ Lim làm cột, kèo, xà
Nhờ tính năng của gỗ là cứng, chắc, nặng nhất trong các loại gỗ nên gỗ Lim thường được dùng để làm cột, kèo, xà,… các bộ phận cấu trúc đóng vai trò kiên cố của những công trình xây dựng theo lối cổ. Vì khi công trình đó có bị phá hủy những cột gỗ Lim vẫn có thể tái sử dụng được.
Đồ gia dụng như bàn, ghế, tủ, kệ
Bàn ghế làm từ nội thất gỗ Lim
Theo kinh nghiệm của các đơn vị sản xuất và thi công đồ gỗ, gỗ Lim được đánh giá cao cả về chất lượng và giá thành. Với ưu điểm về khả năng chịu lực tốt, gỗ cứng, chắc, nặng, bền, không bị mối mọt, cong vênh hay nứt nẻ do thời tiết thay đổi, gỗ Lim thường được sử dụng để làm đồ nội thất trong gia đình như bàn, ghế, tủ, kệ,… hay đồ trang trí trong gia đình.
Trên đây là những đặc điểm, tính chất và ứng dụng của gỗ Lim trong thiết kế và sản xuất đồ nội thất mà Asyvina cung cấp cho bạn.